Đột Quỵ là gì ?
Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não do mạch máu não bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não), thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Các loại đột quỵ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch.
Đột quỵ do huyết khối
Được gây ra bởi huyết khối hình thành trong động mạch cung cấp máu cho não của bạn.Do huyết khối các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.
Đột quỵ do thuyên tắc
Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây lấp mạch. Huyết khối này có thể được hình thành từ tim hoặc do mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra.
Đột quỵ do xuất huyết não
Tình trạng xuất huyết (chảy máu) não, là do vỡ mạch máu não làm chảy máu vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất.
3.Nguyên nhân dẫn tới nguy cơ đột quỵ
-Người bị các bệnh lý tim mạch như hở van tim, rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều, suy tim,…
-Người bị tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn Lipid máu
-Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh tim
-Lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều rượu, sử dụng ma túy
-Người hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, ít vận động tập thể dục
-Chế độ ăn uống không hợp lý, lượng Cholesterol cao
-Về tuổi tác, người trong nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn
-Nam giới có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn nữ giới
Dấu hiệu đột quỵ
Cần tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian vàng” cấp cứu trong 3 giờ đầu. Mỗi 5 phút chậm trễ sẽ mất đi 5% khả năng cấp cứu thành công. Do đó, nhận biết được các dấu hiệu của đột quỵ rất quan trọng và thật sự cần thiết.

“FAST” là thông điệp các chuyên gia y tế muốn nhấn mạnh tính cấp thiết về thời gian trong cấp cứu đột quỵ, đồng thời “FAST” cũng là từ viết tắt của:
– F (Face drooping): mặt bệnh nhân bị méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới.
– A (Arm weakness): tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, đi đứng khó khăn.
– S (Speech difficulty): nói khó, nói đớ hoặc môi, lưỡi bị tê cứng. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể cảnh báo đột quỵ như nhức đầu nhiều, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ hay chậm hiểu bất thường.
– T (Time): khi phát hiện những dấu hiệu trên cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:
-Lẫn lộn, sảng, hôn mê
-Thị lực giảm sút, hoa mắt
-Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững
-Đau đầu
-Buồn nôn, nôn ói,…
Sau đột quỵ, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng thường thấy như: liệt (một số bộ phận hoặc liệt nửa người), khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn nhận thức (giảm khả năng suy luận, phán đoán, suy giảm trí nhớ thậm chí mất trí nhớ), rối loạn cảm xúc, đau ở các bộ phận, giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân.
Khi bị đột quỵ, càng chậm trễ trong việc điều trị cấp cứu thì hệ thần kinh càng bị tổn hại nặng nề, gây nên hậu quả nghiêm trọng, thời gian phục hồi lâu và thậm chí là không thể phục hồi. Thông thường, phải mất ít nhất 30 ngày để người bị tai biến mạch máu não có thể phục hồi. Thậm chí, trong một số trường hợp, biến chứng có thể gây thương tổn vĩnh viễn.
Một số biến chứng thường gặp :
– Bị liệt (1 tay, 1 tay hoặc hết tứ chi)
– Khả năng vận động yếu, khó cử động tay chân
– Mất ngôn ngữ, nói ngọng, gặp khó khăn trong giao tiếp
– Gặp các vấn đề thị giác
– Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc,…
– Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong hoặc sống thực vật.
Cách phòng ngừa đột quỵ
Căn bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta. Vì vậy hãy thường xuyên:
– Tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh, không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ, thức uống có cồn, nước có ga, rượu bia,…
– Không thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc
– Không sử dụng các chất kích thích
– Không gội đầu, tắm đêm
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ
– Lắng nghe cơ thể và tìm đến bác sĩ chuyên môn, các cơ sở y tế uy tín khi cần được thăm khám và tư vấn
Qua bài viết trên, Fito Pharma đã giúp bạn hiểu rõ về sự nguy hiểm của Đột Quỵ. Hãy thường xuyên theo dõi, cập nhật các viết mới để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nhé !
Bài viết mới : Các bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng Đông y
Nguồn tham khảo : Tổng hợp