Thuốc đông dược

Thuốc Đông dược là gì ?

Thuốc Đông dược, hay còn gọi là thuốc Y học cổ truyền ( YHCT ) là thuốc có thành phần là dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại. Thuốc Đông dược thường có cả thuốc bổ và thuốc chữa bệnh.

Ưu điểm của thuốc Đông dược

An toàn: Những phương pháp và nguyên liệu được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân trong YHCT có tính an toàn rất cao. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như thân cây, rễ cây, lá cây, quả, hoa…Do đó thường không có độc tính và tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Không những thế, quá trình chế biến thuốc  cũng rất truyền thống và thủ công, chủ yếu dựa vào tự nhiên, nên dù có sử dụng trong một thời gian dài cũng không lo các chất độc hại tích tụ trong cơ thể.

Hiệu quả: Y học cổ truyền đã được rất nhiều nước trên thế giới công nhận về khả năng chữa bệnh của nó. Ngoài ra, nó còn trị được một số căn bệnh mãn tính mà Y học phương Tây cũng không tìm ra phương pháp.

Nhược điểm của thuốc Đông dược

Tác dụng từ từ. Tính an toàn và hiệu quả từ những bài thuốc Đông dược mang đến là điều không thể bàn cãi. Nhưng để thuốc có tác dụng và chữa khỏi bệnh thì sự kiên trì từ người bệnh rất quan trọng, thường ít nhất cần sử dụng thuốc trong 2-3 tháng. Tuy nhiên sau khi khỏi, bệnh sẽ khỏi trong thời gian dài và nguy cơ tái phát rất thấp.

Tuy nhiên, nói như vậy không phải thuốc Đông dược nào đều chỉ có tác dụng từ từ và phải dùng đủ liệu trình trong một thời gian dài mới có tác dụng. Rất nhiều thuốc Đông dược cũng có tác dụng tức thì hoặc trong khoảng một thời gian ngắn như nhiều thuốc tây khác.

Các nhóm thuốc Đông dược

Thuốc giải biểu : Những thuốc dùng để đưa ngoại tà ( phong, hàn ,thấp , nhiệt ) ra ngoài bằng đường mồ hôi; chữa những bệnh còn ở biểu làm cho bệnh không xâm nhập vào trong (lý ).Tác dụng chung: phát tán giải biểu do ngoại cảm phong hàn; chữa ho, hen suyễn; giải độc, làm mọc các nốt ban chẩn; chữa đau các khớp xương do phong hàn thấp.

Thuốc trừ hàn : Những thuốc tính ấm và nóng để chữa các chứng bệnh gây ra lạnh trong cơ thể do phần dương khí bị giảm sút. Tác dụng chung là để chữa các chứng do tỳ vị hư hàn.

Thuốc thanh nhiệt : Những thuốc có tính chất hàn lương để chữa bệnh gây chứng nhiệt trong người. Tác dụng chung: hạ sốt , chống co giật gây sốt cao ; chữa các bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm.

Thuốc trừ đàm : Những thuốc có tác dụng chữa các chứng bệnh gây ra do đàm trọc. Tác dụng chung: Trừ đờm chữa ho, chữa các chứng hôn mê, chữa các hạch lao ở cổ , nách…

Thuốc chữa ho : Những thuốc làm hết hay giảm cơn ho. Tác dụng chung: chữa ho, hen suyễn khó thở, trừ đờm.

Thuốc trừ phong, an thần, khai khiếu : thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do nội phong. Tác dụng chung: chấn kinh, tiềm dương ( tiềm là làm chìm ); chữa nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt ; chữa co giật do sốt cao; chữa đau các khớp, đau dây thần kinh.

Thuốc an thần: Những thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần và bình can tiềm dương.Tác dụng chung: chữa các chứng mất ngủ, hồi hộp, hoảng sợ, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, mắt đỏ, ù tai , dễ cáu gắt…

Thuốc hành khí: Những thuốc có tác dụng hành khí, giải uất, giảm đau, giáng nghịch. Hoặc là có tác dụng khai tỳ vị.

Thuốc hành huyết : Thuốc để chữa những chứng bệnh gây ra do huyết ứ. Tác dụng chung: Chữa các cơn đau ở tạng phủ hay tại chỗ do xung huyết phù nề gây chèn ép; chống viêm nhiễm gây sưng nóng ; điều hòa kinh nguyệt.

Thuốc lợi thủy thẩm thấp: Những thuốc có tác dụng lợi niệu nhằm mục đích bài tiết thủy thấp ra ngoài. Ứng dụng: viêm bàng quang cấp, viêm thận cấp, sỏi thận, phù dị ứng, đau các khớp…

Thuốc trục thủy: những thuốc có tác dụng trừ phù thũng, tính năng mạnh thông qua đường tiết niệu và tiêu hóa.

Thuốc tả hạ: Những thuốc làm thông đại tiện. Trên lâm sàng sử dụng thuốc tả hạ để chữa các chứng bệnh: sốt cao, táo bón, các khối u tích tụ, phù thũng, phù ứ thông kinh, đau bụng do giun…

Thuốc tiêu hóa: Những thuốc giúp cho trường vị tiêu hóa thức ăn. Ứng dụng lâm sàng để kích thích tiêu hóa.

Thuốc cố sáp: Những thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp. Ứng dụng lâm sàng để cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy, cầm máu …

Thuốc dùng ngoài: Những thuốc dùng ở ngoài da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVietnamese